Thành phố "vàng" Timbuktu
Những người dân vùng Châu Phi nhắc đến Timbuktu khi nói về một nơi huyền bí, rất xa với cuộc sống thực.
Tuy nhiên, đây lại là tên của thành phố có thật nằm bên rìa của sa mạc Sahara, bên bờ sông Niger, thuộc Mali, Châu Phi.
Thành phố Timbuktu đã từng là một trong những thành phố được mệnh danh là El Dorado của Châu Phi.
Nơi đây đã từng diễn ra những hoạt động giao thương quan trọng và trở thành khu trung tâm sầm uất diễn ra các hoạt động giao thương, buôn bán quan trọng.
Năm 1324, hoàng đế của Mali đi ngang qua Cairo để hành hương đến Mecca, hoàng đế mang theo lượng vàng lớn và được lấy từ Thành phố Timbuktu.Được xây dựng từ thế kỉ 12 từ những người du mục, đến thế kỉ 14, Thành phố Timbuktu đã phát triển nhanh chóng và được lan truyền khắp nơi.
Từ đó, Thành phố Timbuktu được mệnh danh là thành phố "vàng" huyền thoại. Nơi đây đã trở thành trung tâm nghiên cứu Hồi giáo với số lượng dân cư lên đến 100.000 người.
Tuy nhiên, Thành phố Timbuktu vẫn là một điều kì bí đối với người phương Tây khi những nhà thám hiểm và những người không theo Hồi giáo đều bị cấm đặt chân đến đây.
Cùng với đó là sự biến mất của những nhà thám hiểm Châu Âu khiến giới khoa học càng tỏ ra tò mò.
Câu chuyện bắt đầu từ việc một đoàn thương gia London đến Thành phố Timbuktu năm 1618 để tiến hành giao dịch thương mại và bị thảm sát không còn một người.
Đến năm 1825, Thành phố Timbuktu tiếp nhận nhiều chuyến viếng thăm của nhà thám hiểu Châu Âu và trở thành khu căn cứ của Pháp.
Đến thế kỉ 16, khi đoàn giao thương chuyển sang phía bờ biển Đại Tây Dương, Thành phố Timbuktu mất đi sự hào nhoáng và trở thành thành phố hoang vắng, bị cô lập giữa những cồn cát khổng lồ.
Hiện tượng tuyết trắng xóa trên sa mạc
Trước sự biến đổi của khí hậu, những hiện tượng kì bí của thiên nhiên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.Tuyết rơi trên sa mạc khô cằn nhất từ trước đến nay là một trong những hiện tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Tuyết rơi dày có nơi đến 2500m trên sa mạc khô cằn. Ảnh nguồn: Vietnam
Một số dãy núi thuộc khu vực sa mạc Sahara, tuyết rơi lại là hiện tượng "thường xuyên".
Vào mùa đông tại các đỉnh núi như đỉnh Tahat, tuyết rơi với chu kì 3 năm một lần.
Dãy núi Tibesti trung bình cứ 7 năm tuyết sẽ rơi một lần.Đặc biệt có những đợt, tuyết rơi dày lên đến 2.500m trên sa mạc khô cằn.
18. 2. 1979, sa mạc Sahara đón nhận một trận tuyết lớn đầu tiên trong lịch sử khi kéo dài nửa giờ và làm tê liệt hệ thống giao thông tại đây.
"Kho báu sách" nằm giữa sa mạc
Trên một sa mạc khô cằn, không ai nghĩ đến việc sẽ tìm thấy sách với một số lượng khổng lồ với 6000 cuốn sách. Ảnh nguồn: Sapa Vietnam
Một sa mạc khô cằn không ai nghĩ đến việc sẽ tìm thấy sách với một số lượng khổng lồ lên đến hơn 6000 cuốn sách cùng những bản chép tay quý hiểm.
Thành phố Chinguetti thuộc đấy nước Tây Phi Mauritania chính là kho sách khổng lồ giữa sa mạc Sahara rộng lớn.
Thành phố này đã từng là một trong những trung tâm giao thông nhộn nhịp và giàu có của các thương lái đến từ Châu Âu và Bắc Phi.
Nhiều thi sĩ và các nhà khoa học, bác sĩ, luật sư... đã ra đời. Ảnh nguồn: Dân Trí.
Nhiều thi sĩ, nhà khoa học, bác sĩ, luật sư... đã ra đời. Nơi đây ẩn chứa những bản kinh Koran cổ xưa nhất từ thế kỉ thứ 9. Đây là kho báu đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới cần phải bảo tồn.
Mặc dù phát triển, tuy nhiên do quá trình sa mạc hóa cũng như những ảnh hưởng của thời gian, thành phố Chinguetti bây giờ chỉ còn là những vùng đất trống vắng, tĩnh lặng.
Trong thư viện khổng lồ tại thành phố Chinguetti , bạn sẽ chỉ được chạm vào những cuốn sách cổ khi đã đeo găng tay.
Ở đây có những cuốn sách bọc da tinh tế, có những cuốn sổ ghi chép được lưu trữ từ rất lâu đời.
Cuộc sống khắc nghiệt của người dân trên sa mạc
Sa mạc Sahara mặc dù có nhiều bộ tộc sinh sống, một số thành phố lớn vẫn mọc lên giữa sa mạc khô cằn nhưng cuộc sống vẫn vô cùng khắc nghiệt.
Các cơn bão cát và "bụi quỷ" đã và đang làm đảo lộn cuộc sống của người dân.
Mặc dù sau thế chiến thứ 2, nhiều mỏ khoáng được phát hiện, trong đó có cả mỏ dầu và khí đốt ở Algeria và Libya, một vài tuyến đường cao tốc xuyên Châu Phi được xây dựng trong lòng sa mạc nhưng cuộc sống của các bộ tộc nơi đây vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khắc nghiệt, khó khăn.
Sa mạc Sahara vẫn đang là ẩn số và là bài toán đối với các nhà khoa học và các lãnh đạo Châu Phi.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét